Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định tổ chức TNV Cert đủ năng lực đánh giá và cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ TCVN 11041 theo quyết định số 155/QĐ-CN-MTCN với mã số Tổ chức chứng nhận là CN 81-23 BNN
CÁC TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ DO TNV CERT CHỨNG NHẬN BAO GỒM:
TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ
TCVN 11041-5:2018 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 5: Gạo hữu cơ
TCVN 11041-6:2018 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 6: Chè hữu cơ
TCVN 11041-7:2018 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 7: Sữa hữu cơ
Việc đạt được chứng nhận nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041 là bằng chứng cam kết cho việc sản xuất nông nghiệp bền vững. Đơn vị được chứng nhận sẽ được sử dụng dấu hữu cơ trên sản phẩm, đó chính là sự khẳng định chất lượng của sản phẩm nông nghiệp, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
Bước 1: Trao đổi thông tin khách hàng
Mục đích trao đổi thông tin giữa tổ chức chứng nhận và khách hàng nhằm đảm bảo rằng các thông tin được trao đổi trước đó giữa 02 bên thống nhất, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn và của khách hàng. Các thông tin cần trao đổi bao gồm:
– Nhu cầu chứng nhận và khả năng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chứng nhận
– Các bước của thủ tục đăng ký chứng nhận
– Quy trình chứng nhận
– Các chi phí dự tính
– Chương trình kế hoạch làm việc
Bước 2: Đánh giá sơ bộ
– Tổ chức gửi tới cơ quan chứng nhận: Đơn đăng ký chứng nhận, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng TCVN 11041 và minh chứng đáp ứng các yêu cầu
– Tổ chức chứng nhận phân công chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng xem xét mức độ phù hợp tài liệu hồ sơ, sẽ tiến hành đánh giá tại hiện trường nhằm đánh giá sơ bộ mức độ áp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn chứng nhận của phạm vi đăng ký. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia sẽ gửi tới khách hàng kết quả đánh giá, các khuyến nghị- nếu có
Bước 3 : Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa
– Đoàn đánh giá sẽ đánh giá hiện trường theo kế hoạch đã được thống nhất nhằm đánh giá và kết luận sự phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn chứng nhận
– Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, cũng sẽ sẽ xác định sự hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm
Bước 4 : Lấy mẫu điển hình và tiến hành thử nghiệm
– Chuyên gia đánh giá tiến hành lấy mẫu Cửa theo phương pháp lấy mẫu quy định trong TCVN
– Tiến hành thử nghiệm các sản phẩm theo các yêu cầu trong TCVN 11041 .
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ
– Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ nếu đạt được 02 điều kiện:
+ Toàn bộ các minh chứng đều phù hợp với thực tế và các yêu cầu tiêu chuẩn chứng nhận, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.
+ Kết quả thử nghiệm sản phẩm phù hợp theo quy định