1. Thế nào là phụ gia xi măng và bê tông ?
Phụ gia cho xi măng và bê tông là vật liệu vô cơ thiên nhiên hoặc nhân tạo ở dạng bột mịn hoặc nghiền mịn, được đưa vào trong quá trình nghiền xi măng hoặc trộn bê tông nhằm mục đích cải thiện tính chất của xi măng, thành phần cấp phối hạt và cấu trúc của đá xi măng và bê tông.
2. Các loại phụ gia xi măng, phụ gia bê tông nào cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy ?
Theo quy định của Bộ Xây dựng thì các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu hoặc sản xuất các loại phụ gia xi măng và bê tông sau đều phải thực hiện chứng nhận hợp quy:
– Chứng nhận hợp quy Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng
– Chứng nhận hợp quy Tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng
– Chứng nhận hợp quy Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng
3. Căn cứ pháp lý của chứng nhận hợp quy phụ gia bê tông và xi măng
– Thông tư 10/2017/TT-BXD và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD
– Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của Bộ KHCN
– Các chỉ định chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng
– Các tiêu chuẩn về phụ gia xi măng và bê tông:
TCVN 4315:2007, Xỉ hạt lò cao để sản xuất xi măng
TCVN 6882:2016, Phụ gia khoáng cho xi măng
TCVN 8262:2009, Tro bay – Phương pháp phân tích hóa học
TCVN 8826:2011, Phụ gia hoá học cho bê tông
TCVN 9339:2012, Bê tông và vữa xây dựng – Phương pháp xác định pH bằng máy đo pH
TCVN 9807:2013, Thạch cao dùng để sản xuất xi măng
TCVN 10302:2014, Phụ gia tro bay hoạt tính dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng
TCVN 11833:2017, Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng
Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng và báo giá
Bước 3: Tiến hành đánh giá tại nhà máy sản xuất hoặc tại cảng, kho hàng (nếu là đơn vị nhập khẩu) và thực hiện lấy mẫu về thử nghiệm
Bước 4: Khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có, đối với đơn vị sản xuất)
Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy xi măng sau khi có kết quả thử nghiệm.
Bước 6: Hướng dẫn công bố hợp quy xi măng tại Sở Xây dựng.