Phân bón vô cơ đang là vật tư thiết yếu phục vụ ngành trồng trọt, để giảm thiểu sự nhập nhèm giữa phân bón chất lượng và kém chất lượng, theo các yêu cầu bắt buộc quy định tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP; Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT về quản lý phân bón và Thông tư số 29/2014/TT-BCT quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ,… các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng phân bón phải áp dụng và sở hữu bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp – do cơ quan, tổ chức được chỉ định đánh giá sự phù hợp cấp.
Theo Nghị định 202/2013/NĐ/CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, “Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia”. Trước đó, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007) đã quy định: Những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường thì bắt buộc phải chứng nhận hợp quy, như hợp quy phân bón.
Việc chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm
Vậy, chứng nhận hợp quy phân bón là gì?
Chứng nhận hợp quy phân bón là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (chứng nhận hợp quy). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo thoả thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ 3). Quy chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy phân bón là các quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý, cụ thể theo quy định của Bộ Công Thương đối với phân bón vô cơ và Bộ NN&PTNT đối với phân bón hữu cơ và các loại phân bón khác.
Các văn bản pháp lý liên quan đến chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ
Theo Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phân bón là một sản phẩm nằm trong Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Công ty sản xuất hoạt động trong lĩnh vực này buộc phải có Chứng nhận và Công bố Hợp quy.
Theo Nghị định số 202/2013/NĐ/CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về Quản lý phân bón, Bộ Công Thương được giao quản lý sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ. Ngày 30/08/2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 29/2014/TT-BCT quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác theo quy định của Nghị định số 202/2013/NĐ/CP.
Ngày 13/11/2014, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Nghị định 202/2013/NĐ/CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.
Như vậy, theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2014/BCT và Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT, tất cả các loại phân bón vô cơ, hữu cơ và phân bón khác trước khi đưa ra thị trường phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Phân bón vô cơ đảm bảo chất lượng làm tăng năng suất, phẩm chất cây trồng
Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy phân bón
Lợi ích đối với doanh nghiệp:
Chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ là điều kiện giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận và tiêu thụ trên thị trường, tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như các quy định của pháp luật.
Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận hợp quy phân bón, giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và liên tục được nâng cao khi các doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù hợp theo yêu cầu của quy chuẩn đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Giấy chứng nhận và dấu phù hợp là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Lợi ích đối với người tiêu dùng:
Sản phẩm phân bón vô cơ đã được chứng nhận hợp quy sẽ là tiêu chuẩn đầu tiên để người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, đồng thời, người tiêu dùng cũng yên tâm hơn về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Lợi ích đối với Cơ quan quản lý:
Sản phẩm phân bón vô cơ được chứng nhận hợp quy đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ an toàn/sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, giúp cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.
Chứng nhận hợp quy nhằm đảm bảo các thành phần chất hoá học trong phân bón
Tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón
Chất lượng phân bón vô cơ tác động trực tiếp đến năng suất, phẩm chất cây trồng và môi trường
Trước ngưỡng cửa hội nhập thế giới và khu vực, ngành sản xuất phân bón của Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ và vận hội mới song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Cùng với sự “lấn sân” của các loại phân bón ngoại nhập, nạn phân bón giả… việc khẳng định chất lượng và thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước chưa được quan tâm đúng mức. Yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức với những giải pháp linh hoạt, sáng tạo và đồng bộ. Để làm được điều này, dịch vụ chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ của VinaCert hân hạnh đồng hành cùng Quý doanh nghiệp và khách hàng trong việc khẳng định chất lượng sản phẩm và thương hiệu của Quý doanh nghiệp.