CHỨNG NHẬN GLOBAL GAP – QUY TRÌNH TRIỂN KHAI

Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GLOBAL GAP)

1. GLOBAL GAP là gì?

– GLOBAL GAP (Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.

– Tiêu chuẩn GlobalGap là tiêu chuẩn tập trung vào quản lý chất lượng, an toàn và truy nguồn gốc trong lĩnh vực nuôi trồng cây, rau, củ, quả, gia cầm, gia súc, thủy sản,… nói chung là lĩnh vực nông nghiệp.

– Tiêu chuẩn Global GAP tập trung chủ yếu trong 2 lĩnh vực là nuôi và trồng. Hiện tại Global GAP đã phát triển chuyên biệt cho từng lĩnh vực cụ thể như nuôi cá tra, nuôi tôm, trồng chè, vú sữa, bưởi,….

– Global GAP là một tiêu chuẩn trước cổng trại, có nghĩa là việc cấp chứng nhận cho các quá trình sản xuất từ khi hạt giống được gieo trồng đến khi sản phẩm được xuất khỏi trang trại  (ở điều kiện Việt nam là sản phẩm được bán ra khỏi các gia đình tư nhân).

2. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn Global GAP:

– Tiêu chuẩn Global GAP được áp dụng cho tất cả tổ chức bao gồm: các trang trại, vườn, các các vùng nuôi, các công ty, cơ sở… thực hiện sản xuất kinh doanh thực phẩm.

– Là một tiêu chuẩn tự nguyện, tập trung thực hiện trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

3. Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn Global GAP:

– Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
– Giải phóng được công việc mang tính chất tập trung của lãnh đạo. Giúp lãnh đạo có nhiều thời gian tập trung vào thực hiện chiến lược mang tầm vĩ mô hơn.

– Sản phẩm của bạn được công nhận theo tiêu chuẩn của Global GAP thì rất dễ dàng lưu hành ở mọi thị trường trên thế giới.
– Các hoạt động có tính hệ thống, mọi người đoàn kết, làm việc trong môi trường thoải mái.
– Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn, thông qua thực hành nông nghiệp tốt của người sản xuất.

– Chất lượng của sản phẩm & dịch vụ luôn ổn định.
– Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu.
– Và rất nhiều lợi ích khác…

4. Các yêu cầu khi áp dụng tiêu chuẩn Global GAP:

– Tiêu chuẩn Global GAP yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Chẳng hạn như phải làm sạch nguồn đất, đảm bảo độ an toàn nguồn nước; giống cây trồng, vật nuôi được chọn cũng là giống sạch bệnh bởi nếu giống không an toàn sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất, chất lượng; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng phải đảm bảo là những thuốc trong danh mục, chủ yếu là thuốc có nguồn gốc hữu cơ an toàn cho người sử dụng.

– Người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn gốc.

– Trọng tâm của Global GAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhưng bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường.

– Điều cốt lỏi của bộ tiêu chuẩn Global GAP là sản phẩm đem bán hay lưu hành trên thị trường phải bảo đảm được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của khách hàng, sản phẩm bắt buộc phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để khi cần có thể truy nguyên được nguồn gốc.

– Người sản xuất, lưu thông, phân phối đều có liên đới chịu trách nhiệm với sản phẩm của họ đối với mọi khách hàng trong và ngoài nước. Vì vậy, mỗi sản phẩm đều cần phải có lý lịch rõ ràng, được ghi chép tỉ mỉ và được kiểm tra định kỳ theo yêu cầu của từng loại sản phẩm.

– Trọng tâm của Global GAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, bên cạnh đó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường…

5. Qui trình chứng nhận:

– Sau khi đã hỗ trợ Khách hàng hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu, hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn, NHO-QSCert sẽ giới thiệu những ưu điểm và hạn chế của các đơn vị chứng nhận để Khách hàng tham khảo và lựa chọn. Các đơn vị được giới thiệu đánh giá là những tập đoàn chứng nhận có uy tín nhất hiện có mặt ở Việt Nam.

– Tiến hành đánh giá và nhận chứng chỉ.

6. Quy trình triển khai thực hiện tiêu chuẩn Global GAP như thế nào?

Bước Nội dung chính Mô tả công việc
1 Thành lập Ban dự án Tổ chức NHO-QSCert sẽ hướng dẫn Khách hàng cách tổ chức triển khai dự án. Thành lập Ban thực hiện dự án, các thành viên trong ban dự án do Khách hàng đưa ra. Các thành viên được trọn thường là các trưởng phó bộ phận/phòng ban. (Thời gian dự kiến là 1 buổi)
2 Đào tạo tiêu chuẩn Giảng viên chúng tôi tiến hành đào tạo cho cho các thành viên trong Ban dự án: Đào tạo nhận thức tiêu chuẩn, đào tạo yêu cầu tiêu chuẩn và hướng dẫn triển khai yêu cầu tiêu chuẩn (Thời gian dự kiến là 1 đến 3 buổi)
3 Hướng dẫn biên soạn tài liệu Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn cụ thể cho từng thành viên trong Ban dự án đã được phân công từng bộ phận cụ thể: hướng dẫn soạn tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn. sắp xếp thời gian phù hợp với các thành viên trong Ban dự án (Thời gian dự kiến là 9 đến 16 buổi)
4 Hướng dẫn áp dụng Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn các thành viên trong Ban dự án ghi chép hồ sơ theo tài liệu đã ban hành (Thời gian dự kiến là 3 đến 8 buổi)
5 Đào tạo đánh giá nội bộ Chuyên gia Tư Vấn sẽ hướng dẫn thành viên Ban triển khai dự án kỹ thuật, duy trì hệ thống, đào tạo đánh giá nội bộ. Sau khi học, các thành viên sẽ trở thành đánh giá viên nội bộ của tổ chức giúp duy trì hệ thống cho tổ chức  (Thời gian dự kiến là 1 đến 2 buổi)
6 Thực hiện đánh giá nội bộ NHO-QSCert sẽ cử chuyên gia đánh giá nội bộ đánh giá cùng với đánh giá viên nội bộ của Khách hàng. Các đánh giá viên nội bộ của Khách hàng sẽ theo đánh giá tập sự để học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế (Thời gian dự kiến là 1 đến 2 buổi)
7 Hướng dẫn khắc phục phòng ngừa Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn trực tiếp người được phân công cách khắc phục theo yêu cầu của tiêu chuẩn và yêu cầu của tài liệu đã soạn và sẽ không ảnh hưởng tới công việc của cán bộ được phân công (Thời gian dự kiến là 1 đến 3 buổi)
8 Đánh giá nội bộ lần 2 (nếu có) Sau khi đã khắc phuc xong lỗi đánh giá lần 1, nếu xét thấy cần thiết thì AQUAFISH VIỆT NAM sẽ cử chuyên gia đánh giá nội bộ cùng côngty đánh giá nội bộ lần 2
(Thời gian dự kiến là 1 đến 2 buổi)
9 Hướng dẫn khắc phục phòng ngừa (nếu có) Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn trực tiếp người được phân công cách khắc phục theo yêu cầu của tiêu chuẩn và yêu cầu của tài liệu đã soạn và sẽ không ảnh hưởng tới công việc của cán bộ được phân công (Thời gian dự kiến là 1 đến 3 buổi)
10 Đăng ký chứng nhận Sau khi đã khắc phục hết lỗi đánh giá nội bộ lần 1 và lần 2 (nếu có). Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn Khách hàng lập hồ sơ thực hiện đăng ký với Tổ chức chứng nhận như: Intertek, SGS, BV, DNV, VINACERT… và nêu lên các điểm mạnh/yếu của từng tổ chức chứng nhận cho Khách hàng để chọn lựa (Thời gian dự kiến là 1 buổi)
11 Đánh giá chứng nhận chính thức NHO-QSCert sẽ cử chuyên gia tư vấn – quản lý dự án tham gia hỗ trợ Khách hàng trong suốt quá trình đánh giá chính thức (Thời gian dự kiến là 1 đến 3 buổi)
12 Hướng dẫn khắc phục phòng ngừa Sau khi tổ chức đánh giá đưa ra các điểm không phù hợp thì Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn từng bộ phận có liên quan cách khắc phục theo yêu cầu của tiêu chuẩn và sẽ không ảnh hưởng tới công việc của các thành viên (Thời gian dự kiến là 1 đến 4 buổi)
13 Nhận giấy chứng nhận và duy trì tiêu chuẩn Sau khi khắc phục lỗi đánh giá, Khách hàng gửi đầy đủ bằng chứng cho Tổ chức chứng nhận và đợi nhận giấy chứng nhận. Trong quá trình duy trì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn, NHO-QSCert luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ nếu Khách hàng cần (Thời gian dự kiến là 28 ngày đến 2 tháng)

Tin Liên Quan